VÀI ĐIỀU VỀ FITNESS VÀ THỂ HÌNH

TIN TỨC Ngày: 01-03-2018 bởi: Admin Sportsland

VÀI ĐIỀU VỀ FITNESS VÀ THỂ HÌNH

Năm 1901 giải thể hình bodybuilding đầu tiên được tổ chức tại London nước Anh khi đó các lực sĩ thi thể hình đẹp phải thi thêm phần nâng và ném tạ . Năm 1946 Liên đoàn thể hình quốc tế ( International Federation of Bodybuilder - IFBB ) được thành lập tại Canada bởi 2 ông Joe Weider và Ben Weider . Năm 1959 lần đầu tiên giải " IFBB Mr.Universe " được tổ chức . Năm 1995 IFBB đưa môn " Ms.Fitness Olympia " ra đời và phát triển cho đến hôm nay .

Sự tập luyện luôn luôn ảnh hưởng đến các cơ . Người ta chia tập luyện ra làm hai loại : ngắn hạn và dài hạn . Trường hợp ngắn hạn là từ 3 tháng trở lại . Sự tập luyện ngắn hạn tạo cho các cơ sức mạnh và làm giảm sự mệt nhọc của các cơ đối với sự luyện tập sức mạnh

Tập thể lực mỗi một ngày tập co thắt cơ 10 lần , mỗi lần 20 cái , với lực cơ 8% - 40% tối đa có 1 phút nghỉ giữa các lần tập thì cho thấy lực cơ tăng lên 50% và thể tích cơ tăng lên từ 10% - 20% . Sự dẫn truyền thần kinh cũng được khá hơn . Các cơ liên đới tuy không được tập luyện cũng có sức tăng tiến 20% tuy nhiên không có to ra .

Sợi cơ thường tăng nhiều là sợi cơ loại 2 . Tập sức bền như chạy xe đạp liên tục từ trong 8 tuần lễ thì sẽ làm tăng tuần hoàn ở các cơ lên và làm tăng biến dưỡng hiếu khí , làm tăng axit lactic trong tế bào , làm tăng các lượng men ở trong tế bào . Sự làm ấm trước khi tập sức bền trong 5 phút làm cho số lượng oxy tăng lên từ 30% - 50% .

Luôn luôn sự tập sức bền phải đi trước tập sức mạnh vì khi tập sức bền lưu lượng máu sẽ chuẩn bị cho tập sức mạnh giống như làm ấm nhẹ .

Tập dài hạn dành cho những vận động viên chuyên nghiệp cấp cao . Với sự tập luyện lâu dài các vận động viên chạy nước rút thì các sợi cơ nhanh loại 2 chiếm tới 90% trong khi đó với người bình thường chỉ có 50% ở các cơ đùi và các sợi cơ của những vận động viên cấp cao to hơn nhiều so với người bình thường .

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CƠ


A. Các yếu tố thuộc về cơ :
  • Cơ càng to lực càng mạnh nhất là các cơ có sợi cơ loại 2 .
  • Lực cơ luôn tỉ lệ thuận với tình trạng lớn nhỏ của các cơ đó . Tuy nhiên đối với một đứa trẻ từ 6 tuổi trở lên thì số sợi cơ không còn tăng lên theo số lượng mà chỉ còn tăng theo thể tích mà thôi .
  • Lực cơ đạt đến tối đa khi khớp ở trong tư thế nửa gập nửa duỗi , sức cơ tăng khi có sự đồng bộ với hệ thần kinh khi đang hoạt động do đó sự tập luyện lâu dài đưa đến sự thuần thục nhuần nhuyễn sẽ làm tăng sức cơ hơn .
B. Các yếu tố môi trường :
  • Sức cơ bị giảm khi nhiệt độ thấp khi bị mất ngủ và khi tuổi càng cao , các biến động sinh lý .
 
SINH BỊNH LÝ:

A. Sự mỏi cơ :
  • Sự mỏi cơ xảy ra sau khi một thời gian tập luyện mà các cơ không đạt được thành tích như trước nữa , lực cơ giảm đi và thời gian để nghỉ dài ra .
  • Sự mỏi cơ của các cơ chậm thường do các tập luyện kéo dài quá lâu làm cho các cơ không theo kịp . Các cơ đó bị mất rất nhiều năng lực , không còn glycogen . Acid lactic không có phải là hậu quả của sự mỏi cơ trong trường hợp này vì sao 30 phút thì lượng acid lactic không có tăng thêm nữa mà sự mỏi cơ chỉ xảy ra sau 3 giờ nghĩa là sau đó rất lâu . Muốn phòng ngừa cần có đường gluco và cần có oxy đầy đủ để  làm giảm sự mỏi cơ trên .
  • Trong khi đó mỏi các cơ loại nhanh (là các cơ cần vận tốc tiêu năng lượng không cần oxy hệ thống này đưa ra chất thải là acid lactic ) là do acid lactic tăng nhiều trong cơ thời gian từ 10 giây đến 60 giây , sự tăng acid lactic làm giảm hiệu lực của calcium làm giảm sức cơ và giảm các tác dụng của các men ở trong cơ là PFK .
B. Sự vọp bẻ :
  • Vọp bẻ là tình trạng co thắt các cơ tự động đau của một cơ hoặc là của một nhóm cơ . Vọp vẻ thường xảy ra trong khi tập hay sau gắng sức , hoặc vào ban đêm theo sau một sự tập luyện nào đó thường không có các dấu hiệu báo trước .
  • Các nguyên nhân của vọp bẻ :  Tập sai kỹ thuật hoặc các dụng cụ không phù hợp làm cho các cơ bị đau . Muốn tránh thì phải xem xét kỹ những động tác cùng những dụng cụ đã sử dụng . Hơi thở nhanh tạo nên tình trạng xuống thấp CO2 làm thay đổi Ph . Muốn tránh trường hợp này thì cần phải tránh những động tác vô ích không cần thiết . Do thiếu làm ấm . Người vận động viên cần làm ấm đủ để có thể đưa máu đến cơ giúp cho cơ chịu được những lực nhiều khi vận động . Huấn luyện viên cần phải để ý để giúp cho người vận động viên cần phải tập làm ấm đúng giãn cơ đủ trước khi vào tập luyện . Các nguyên nhân khác gồm có : mất nước , thiếu đường , acid lactic dư . Muốn tránh các nguyên nhân trên cần phải tập luyện đúng cách ăn uống đầy đủ nhất là uống nước đầy đủ trong đó có những chất đường , chất muối và những chất khoáng khác . Một nguyên nhân khác nữa là dùng những vật liệu bó sát chân giống như một cái garô như giày , vớ chẳng hạn làm cho cơ bị thiếu máu . Do đó cần phải chú ý để đặt lại tình trạng tuần hoàn trong máu kế đến nữa là sự kéo dãn mạnh của một cơ có thể tạo nên một biến đổi phản xạ nhanh chóng . Đó là trường hợp các nguyên nhân khi tập luyện và vọp bẻ sau khi tập luyện gắng sức . Thường sau khi gắng sức có sự rối loạn điện nước và điện giải ở trong cơ nhất là thiếu Mg và Kali . Một số bịnh lý có thể đưa đến tình trạng đó nếu không có được theo dõi kỹ .
  • Hướng xử trí của vọp bẻ là người vận động viên bị vọp bẻ được cho nằm dài thở đều và các cơ co rút được kéo dãn ra từ từ trong vài phút . Nếu trường hợp đó không có tác dụng thì có thể đắp lạnh và kéo dãn , uống thêm đường và muối , sinh tố B . Các thủ thuật trên không kéo dài quá 5 phút . Sự tập luyện lại được thực hành một cách từ từ .

Bài viết liên quan

Hotline Bán lẻ và Setup Phòng Gym: 0949355888