BẬT MÍ TÁC DỤNG CỦA VIỆC CHẠY BỘ VỚI NGƯỜI TIỂU DƯỜNG

TIN TỨC Ngày: 02-03-2018 bởi: Admin Sportsland

BẬT MÍ TÁC DỤNG CỦA VIỆC CHẠY BỘ VỚI NGƯỜI TIỂU DƯỜNG

Hãy cùng nhau khám phá tác dụng của việc chạy bộ đối với người mắc bệnh tiểu đường, để có động lực luyện tập hằng ngày, tăng cường sức khoẻ và có cuộc sống lành mạnh, nói không với bệnh tật các bạn nhé! Sau đây là các thông tin mà SPORTSLAND chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

 
Tìm hiểu về đái tháo đường và cách điều trị
 
Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi sự gia tăng lượng đường trong máu do tuyến tụy sản xuất không đủ insuline hay có khiếm khuyết trong hoạt động insuline, hoặc cả hai lý do trên. Tình trạng tăng lượng đường trong máu lâu ngày sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

 
Điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, giảm lượng đường (carbohydrate), luyện tập thể dục thể thao đều đặn kết hợp với các biện pháp dùng thuốc để kiểm soát đường trong máu, tránh gây tổn thương các cơ quan.
 
Hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp cụ thể nào giúp điều trị khỏi hẳn bệnh đái tháo đường. Cho nên việc phòng ngừa bệnh có vai trò rất quan trọng bằng cách thay đổi lối sống: Có chế độ ăn lành mạnh, hợp lý và luyện tập thể dục thường xuyên.
 
Phương pháp luyện tập nào là hiệu quả nhất?
 
Hình thức tập thể dục đơn giản và dễ áp dụng nhất cho mọi đối tượng là đi bộ hay chạy bộ chậm tổng cộng 150 phút mỗi tuần, đặc biệt không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Ở người lớn tuổi có thể đi bộ nhiều lần trong một ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.
Chú ý, không nên luyện tập thể dục quá sức trong tình trạng lượng đường huyết chưa ổn định. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ đa năng, bởi vì loại máy này có trang bị các chương trình đặc thù giúp kiểm soát quá trình tập luyện.

 
Tác dụng của việc chạy bộ với người bệnh tiểu đường.
 
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thường có các triệu chứng như hoa mắt, tay chân tê, đi lại khó khăn hơn, rất thường gặp ở lứa tuổi từ 45 trở lên. Chính vì thế việc tập luyện thể dục có thể giúp người bệnh tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa được các biến chứng đáng tiếc.
Tuy nhiên vấn đề tập chạy bộ ở ngoài đường hay trong công viên sẽ không an toàn cho người bệnh, nhất là hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng sẽ làm cho bệnh tình của bệnh nhân càng tăng cao.


Để nâng cao tác dụng của việc chạy bộ với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bạn có thể sử dụng máy chạy bộ trong nhà để luyện tập và qua đó kiểm soát lượng insuline trong máu mà còn đảm bảo an toàn cho người bệnh.

 
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị tiểu đường
 
Để phát huy tác dụng của việc chạy bộ các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ này có thể khác nhau tùy mỗi người do sở thích, thói quen, tập quán ăn uống. Bạn cần nắm một số nguyên tắc quan trọng sau để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn:
- Kiểm soát lượng bột đường ăn vào. Điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết qua đó giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.
- Nên sử dụng nguồn bột đường (carbohydrate) từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên vỏ, sản phẩm từ sữa tốt hơn nguồn từ các thực phẩm chứa mỡ và đường. Cần tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt.
- Ăn cá ít nhất 3 lần/ tuần.
- Chọn chất bột đường có nhiều chất xơ, hấp thụ tối thiểu 130 gram/ngày, không quá 60% tổng năng lượng.

- Chất đạm (protein): 1g/kg cân nặng/ngày.
- Chất béo (lipid): Chọn loại mỡ không bão hòa.
- Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên ngưng hẳn.
 
Chạy bộ hằng ngày là một thói quen tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Do đó bạn nên có một chế độ luyện tập cùng với những dụng cụ tập thật phù hợp đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, có như vậy bạn mới có một sức khoẻ cường tráng và chống chọi với tất cả các loại bệnh tật.

Bài viết liên quan

Hotline Bán lẻ và Setup Phòng Gym: 0949355888